DUNG DỊCH LÀM MÁT ĐỘNG CƠ QUAN TRỌNG THẾ NÀO?
Nước làm mát động cơ ôtô giúp ổn định nhiệt độ làm việc cho động cơ , giúp động cơ hoạt động tốt ở nhiệt độ làm việc lý tưởng, giúp truyền dẫn tốt nhiệt ra bên ngoài để hệ thống giải nhiệt bên ngoài( quạt, gió) để đưa ngược vào trong động cơ để giải nhiệt động cơ, bên cạnh đó nước làm mát còn bảo vệ các chi tiết của hệ thống mà nó đi qua.
Thành thần và công dụng nước làm mát động cơ bao gồm Ethylene glycol (có tác dụng truyền nhiệt,chống quá nhiệt,ổn định nhiệt, chống ăn mòn,chống đông (điều kiện giá lạnh), chất phụ gia (chống tạo bọt,chất tạo màu,nước DI), chất ức chế (chống oxi hóa, chống rỉ cho các thành phần bằng kim loại).
Dung dịch làm mát động cơ là một loại chất lỏng có tác dụng truyền dẫn nhiệt để giữ cho nhiệt độ động cơ ô tô không vượt qua giới hạn cho phép. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, chỉ có khoảng 1/3 nhiệt lượng của nhiên liệu được đốt cháy trong động cơ chuyển thành công hữu ích phục vụ cho việc vận hành của xe; 2/3 số còn lại được dung dịch làm mát truyền dẫn ra dung dịch làm mát hoặc phát tán vào môi trường xung quanh.
Không phải chất lỏng nào cũng có thể sử dụng để làm dung dịch mát cho động cơ ô tô. Dùng nước sinh hoạt để làm mát động cơ xe ô tô là một sai lầm mà không ít người vẫn thường mắc phải.
Việc lựa chọn dung dịch làm mát cần căn cứ vào chế độ, môi trường làm việc cũng như vật liệu chế tạo của động cơ. Đối với các xe ô tô hoạt động ở vùng xứ lạnh thì dung dịch làm mát động cơ phải được lựa chọn sao cho nó có thể hoạt động bình thường , không bị đóng băng ở nhiệt độ thấp. Vì vậy, một thành phần quan trọng của dung dịch làm mát động cơ làm việc trong môi trường này là chất chống đóng băng( antifreeze). Hiện nay, ethylene glycol và propylene glycol là hai chất được sử dụng phổ biến nhất để chống hiện tượng đóng băng đối với dung dịch làm mát động cơ. Tùy theo điều kiện làm việc, tỷ lệ chất chống đóng băng có trong dung dịch làm mát thông dụng dao động trong khoảng từ 35 % đến 60 %.
Dung dịch làm mát có hệ số truyền dẫn nhiệt cao nhất khi ở trạng thái lỏng và khả năng này sẽ bị suy giảm khi ở dạng hơi. Vì vậy, một yêu cầu nữa đối với dung dịch làm mát động cơ đó là dung dịch không sôi và chuyển sang dạng hơi - ngay cả khi động cơ làm việc ở chế độ khắc nghiệt nhất. Ngoài tác dụng hạn chế khả năng đóng băng của dung dịch làm mát động cơ như đã trình bầy thì chất chống đóng băng Glycol còn có tác dụng làm tăng nhiệt độ sôi cũng như giảm sự bốc hơi cho dung dịch làm mát động cơ.
Để hạn chế việc tạo cặn và hiện tượng ăn mòn ở hệ thống làm mát động cơ, người ta cho thêm vào dung dịch làm mát một số loại phụ gia. Việc lựa chọn loại phụ gia chống ăn mòn cần phải phù hợp với chủng loại vật liệu sử dụng để chế tạo các bộ phận của hệ thống làm mát.
Mặt khác, để giúp cho việc phát hiện đễ dàng chỗ rò rỉ của hệ thống làm mát, ngoài các thành phần cơ bản vừa nêu ở trên, người ta còn pha thêm vào dung dịch chất tạo mầu có khả năng phát quang dưới ánh sáng của đèn soi chuyên dùng (dyes). Vì thế trong thực tế, ta thấy, dung dịch nước làm mát thường có mầu sắc khác nhau như: xanh lá cây, đỏ, da cam…. Nhiều nhà sản xuất còn sử dụng luôn mầu sắc để phân biệt chủng loại dung dịch làm mát, ví dụ: mầu xanh lá cây là loại dung dịch làm mát thông thường, mầu da cam là loại dung dịch làm mát có thời gian sử dụng dài….
Tóm lại, thành phần cơ bản của các loại dung dịch làm mát động cơ ô tô thông dụng hiện nay gồm:
Chất chống đóng băng Glycol + Chất chống tạo cặn, ăn mòn + Chất tạo mầu + Nước cất
Để giảm giá thành sản phẩm, hiện nay, trên thị trường tại một số nước nhiệt đới, nhiệt độ môi trường cao như Việt Nam, ta còn thấy một số loại dung dịch làm mát không có thành phần chất chống đóng băng, cụ thể chỉ bao gồm các thành phần sau:
Phụ gia chống tạo cặn, ăn mòn + Chất tạo mầu + Nước cất
Vì vậy, đối với các dòng xe dùng hộp số tự động tiên tiến nhất, hệ thống điều hoà hiện đại và động cơ phức tạp thì nước làm mát cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đế tuổi thọ của xe mà đa số các bạn thường bỏ qua hoặc xem nhẹ.
Dr. COOL