OXICAT – VỆ SINH CẢM BIÊN OXY, BẦU LỌC KHÍ THẢI CATALYTIC
OXICAT là một dung dịch đặc biệt hiệu quả trong việc làm sạch và loại bỏ hoàn toàn muội carbon bám dính ở hệ thống ống xả, đặc biệt là khu vực Calalyst, cảm biến Lambda, bộ Turbo tăng áp và van EGR. Với việc dùng định kỳ, nó sẽ giúp bảo vệ, hạn chế việc thay thế, tối ưu được nhiên liệu tiêu thụ, giúp máy hoạt động công suất tốt nhất. Đảm bảo sự hoạt động đúng vai trò của Calalyst và cảm biến Lambda. Vì vậy OXICAT hỗ trợ đáp ứng được các giới hạn về bức xạ tối thiểu.
Tính năng
– Loại bỏ những muội than bám dính trong hệ thống xả
– Khôi phục công suất của động cơ
– Đảm bảo sự hoạt động của cảm biến Oxy / Calalyst / Bộ tăng áp Turbo / và van EGR
– Ngăn ngừa,hạn chế và xử lý lỗi check engine /khí thải (cá vàng), xuất hiện trên hệ thống đèn báo.
– Sử dụng cho tất cả xe máy xăng, xe máy dầu và động cơ hybrid.
Hướng dẫn sử dụng
Trường hợp 1: Sử dụng định kỳ mỗi 6 tháng từ khi xe còn mới, để vệ sinh hệ thống xả.
Có 2 cách dùng:
Cách 1: Đổ lọ 300ml vào bình nhiên liệu 60-80 lít xăng hoặc diesel, cảm biến oxy và bầu lọc sẽ được làm sạch trong quá trình động cơ hoạt động. Không nên sử dụng quá liều lượng, vì có thể làm tăng nhiệt động cơ không cần thiết.
Cách 2: Dùng thiết bị Clear Flow, chạy khí nén đẩy dung dịch qua vòi phun hơi sương của thiết bị vào trước họng ga. Cho động cơ hoạt động với vòng tour khuyến cáo, hút vào.
Cách này thường sử dụng chung Triple X để vệ sinh toàn hệ thống hút, đốt, xả. Cấp độ vệ sinh nhẹ, bảo dưỡng.
Trường hợp 2: Lỗi cá vàng, lỗi Catalyst được phân tích bởi thiết bị Scan On Board Diagnostic
Dùng 1 chai Oxicat 300ml với 20-30 lít nhiên liệu, nổ máy và chạy liên tục cho đến gần hết bình nhiên liệu, (tối thiểu là 40 phút), xóa lỗi và đổ lại đầy bình nhiên liệu khác.
Trường hợp thứ hai này đã được các gara ở các nước bạn áp dụng và tại HCM cũng đã có gara áp dụng xử lý lỗi nhiều xe.
Trường hợp bị tắc bầu Catalyst, động cơ hoạt động một thời gian thì bầu lọc nóng đỏ lên.
Nên tháo bầu lọc xuống kiểm tra, nếu còn có thể cứu vãn thì ngâm bằng dung dịch vệ sinh chuyên dùng qua đêm, sau đó gắn lại và cho sử dụng Oxicat như trường hợp 2.
…………………………………………………………………………………………….
Các dấu hiệu cho thấy cảm biến Oxy có vấn đề.
Động cơ tiêu hao nhiên liệu.
Cảm biến oxy ghi nhận lượng oxy có trong khí thải động cơ và gửi tín hiệu về ECU dưới dạng điện áp. ECU sử dụng thông tin này để điều khiển lượng nhiên liệu phun sao cho đúng với tỉ lệ A/F yêu cầu. Nếu cảm biến bị lỗi, lượng nhiên liệu có thể phun nhiều hơn và khiến tiêu hao nhiên liệu hơn.
Gia tăng lượng khí thải độc hại.
Như đã nói ở trên thì cảm biến oxy có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tỉ lệ không khí/nhiên liệu. Tuy nhiên nếu cảm biến bị lỗi thì lượng nhiên liệu sẽ có thể được phun nhiều hoặc ít hơn từ đó làm cho quá trình cháy xảy ra không hoàn toàn. Kết quả là các chất khí độc hại sinh ra như: CO, NOx, HC. Các khí này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nếu hít vào quá nhiều và tiếp xúc thường xuyên.
Động cơ rung giật ở chế độ cầm chừng.
Tỉ lệ A/F đạt chuẩn sẽ giúp động cơ có công suất cao nhất, vì thế khi cảm biến oxy bị lỗi thì công suất động cơ sẽ bị ảnh hưởng, động cơ có thể bị rung khi chạy cầm chừng do lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt quá ít. Ngoài ra, động cơ còn có thể bị “bỏ máy” hay chết máy khi đang nổ cầm chừng.
Động cơ không tăng tốc được.
Một dấu hiệu nữa khi cảm biến bị lỗi đó là khi đạp ga mà động cơ không bốc, có dấu hiệu ì và không tăng tốc lên được. Điều này có thể do tín hiệu của cảm biến gửi về ECU bị gián đoạn hoặc mất nên lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt quá ít hoặc quá nhiều. Các giắc cắm hoặc dây dẫn có thể bị lỏng và đứt hay cảm biến quá bẩn do quá trình hoạt động cũng sẽ khiến cảm biến bị lỗi.
Vậy nên định kỳ vệ sinh cảm biến oxy là một trong những biện pháp để kéo dài tuổi thọ cảm biến, giúp cho động cơ vận hành tối ưu và hiệu quả ..